Nhận định, soi kèo U21 Birmingham vs U21 Fleetwood Town, 19h00 ngày 23/9: Không dễ dàng
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Espanyol vs Valladolid, 3h00 ngày 18/1 -
Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ tăng đe dọa chặn Thụy Điển, Phần Lan gia nhập NATO?Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ông Erdogan cũng khẳng định, việc hai quốc gia Bắc Âu nói trên cử các đoàn đại biểu tới Ankara nhằm thuyết phục ông sẽ vô ích nếu các yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ không được đáp ứng.
Giới quan sát nhận định, sự phản đối công khai của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo ra rào cản mới đối với tiến trình gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan, cũng như có thể khiến liên minh phải đau đầu tìm hướng giải quyết trong nhiều tháng. Lí do vì, theo thông lệ, việc chấp nhận các thành viên mới vào NATO cần có sự đồng ý của tất cả quốc gia thành viên hiện tại.
Theo báo Guardian, nhiệm vụ của các nhà ngoại giao NATO hiện là xác định mức độ quyết liệt của ông Erdogan, cũng như cái giá phải trả để buộc ông lùi bước và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng toàn diện trong liên minh.
Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde ban đầu từng hy vọng bà đã bị dịch nhầm ý, khi truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ trích dẫn lời bà nói người Thổ Nhĩ Kỳ coi tất cả người Kurd là những kẻ khủng bố. Bà Linde quả quyết hôm 14/5 rằng, bản thân chưa bao giờ đưa ra những nhận xét như vậy, chưa bao giờ gặp PKK và sẽ không làm như vậy.
Bà Linde lạc quan một cách thận trọng rằng mọi hiểu lầm có thể được giải tỏa. Song, các diễn biến đến ngày 18/5 cho thấy rõ ràng sự trấn an của nhà ngoại giao hàng đầu Thụy Điển đã không đáp ứng được những đòi hỏi của lãnh đạo Ankara.
Các chính trị gia Bắc Âu ban đầu tỏ ra nghi ngờ về sự nghiêm túc của ông Erdogan. Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö nói, ông đã trò chuyện với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ cách đây một tháng và không thấy mối quan ngại nào của Ankara được đề cập đến. Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại NATO Basat Öztürk cũng không đưa ra bất kỳ cảnh báo sớm nào.
Tuy nhiên, đánh giá đó đang thay đổi. Theo Jonathan Eyal, Phó giám đốc viện nghiên cứu Rusi, ông Erdogan "đang đối mặt với vực thẳm và hành động thông qua trò chơi bên miệng hố chiến tranh". "Rất nhiều đòi hỏi của ông ấy về PKK là giọng điệu quen thuộc của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, ông ấy có lí do trong nước để lên tiếng phản đối. Nền kinh tế đang trở nên tồi tệ và mức tín nhiệm dành cho ông ấy hiện ở mức thấp nhất mọi thời đại”, ông Eyal giải thích.
Đối mặt với lạm phát lên tới 66,9%, đồng nội tệ mất gần một nửa giá trị trong năm vừa qua và cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra vào mùa hè năm sau, việc kích động chủ nghĩa dân tộc quốc gia trong cuộc bỏ phiếu không gây hại gì, thậm chí có thể giúp ông Erdogan lấy lòng được cử tri. Nhưng điều đó không có nghĩa, những lời phàn nàn của Erdogan là việc trầm trọng hóa vấn đề.
Hồi đầu tuần này, Bộ Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận diện 6 thành viên PKK mà họ đang tìm cách dẫn độ từ Phần Lan về nước cũng như 11 phần tử PKK khác từ Thụy Điển. Ngoài các đối tượng bị Ankara cáo buộc ủng hộ giáo sĩ Mỹ Fethullah Gülen dàn dựng âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016, họ cũng muốn bắt giữ 12 nghi can ở Phần Lan và 21 nghi can ở Thụy Điển.
Các nhà ngoại giao Bắc Âu cho biết, danh sách trên được gửi đến Phần Lan và Thụy Điển gần đây nhất vào năm 2017 và không phải là chủ đề của bất kỳ cuộc vận động hành lang nào của Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm gần đây.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa tin về những gì họ mô tả là ví dụ khác về thái độ “mềm mỏng” của Thụy Điển đối với chủ nghĩa khủng bố, bao gồm bằng chứng cho thấy chi nhánh PKK ở Syria đã tổ chức các cuộc gặp tại Stockholm, do văn phòng đối ngoại Thụy Điển và tổ chức tư vấn Trung tâm Quốc tế Olof Palme chủ trì.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng tố cáo, vào năm 2019, những người ủng hộ PKK đã tổ chức biểu tình tại một trung tâm mua sắm để ủng hộ nhà lãnh đạo bị bỏ tù Abdullah Öcalan và lực lượng an ninh Thụy Điển đã không làm gì để ngăn họ mang cờ của PKK cũng như các bức ảnh của Öcalan.
Chuyên gia Eyal cho biết, các nước Bắc Âu khó có thể nhượng bộ trước những lời phàn nàn trên: “Hai quốc gia này không thể thay đổi luật pháp của họ về quyền tự do hội họp. Đặc biệt, Thụy Điển có một cộng đồng người Kurd tích cực ủng hộ chính trị. Giai đoạn này gợi nhớ đến năm 2009, khi ông Erdogan tuyên bố sẽ không cho phép chính trị gia Anders Rasmussen được bổ nhiệm làm Tổng thư ký NATO trừ khi Đan Mạch đóng cửa một đài truyền hình của người Kurd. Ông Rasmussen vẫn được bổ nhiệm nhưng một năm sau đài truyền hình nói trên cũng bị đóng cửa”.
Một số thỏa thuận hậu trường bị trì hoãn tương tự có thể xảy ra lần này. Không quốc gia nào có thể đơn giản phá bỏ hệ thống tị nạn của mình và Thụy Điển cho biết họ không đưa ra danh sách khủng bố riêng rẽ, khác với các danh sách đã được soạn thảo ở cấp độ Liên minh châu Âu (EU).
Giới quan sát tin, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sử dụng quyền phủ quyết trong NATO như một đòn bẩy không chỉ nhằm chống lại các thành viên tương lai mà còn cả những thành viên hiện tại.
CNN dẫn lời Asli Aydintasbas, chuyên gia chính sách cấp cao tại Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu nhận định, vấn đề then chốt có thể là sự thất vọng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ về việc không thể thiết lập một mối quan hệ hiệu quả với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden như ông từng làm được với những lãnh đạo Nhà Trắng tiền nhiệm như Barack Obama và Donald Trump. Bản thân ông Erdogan đã công khai than phiền về điều này hồi tháng trước.
Ngoài ra, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga vào năm 2017 đã khiến Washington tức giận và dẫn đến việc Ankara bị Mỹ loại khỏi chương trình chuyển giao siêu tiêm kích tàng hình F-35.
Những đồn đoán gần đây rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể đến thăm Ankara trong tương lai gần, dù Moscow đã lên tiếng bác bỏ, có lẽ là một tín hiệu khác từ Ankara cho thấy họ còn "quân bài" để chơi. Song, chính trò chơi nước đôi này đã khiến rất nhiều quốc gia NATO khác thất vọng với chính sách bên miệng hố chiến tranh của ông Erdogan.
Nhà phân tích Aydintasbas lưu ý, đây không phải lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ phản đối NATO kết nạp các thành viên mới và ông Erdogan "có thể mong chờ được thuyết phục, nhượng bộ và thậm chí được khen thưởng cho sự hợp tác của mình như trong quá khứ".
Mặc dù Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố những quan ngại an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ cần được giải quyết, nhưng cách chính quyền ông Erdogan chọn bày tỏ sự bất bình, đi ngược lại quan điểm của các nước thành viên NATO khác đúng vào lúc liên minh cần sự đoàn kết hơn bao giờ hết, trong bối cảnh quan ngại ngày càng tăng cao vì cuộc chiến Nga - Ukraine có thể là bị coi là "sự phá bĩnh" và gây mất thiện cảm đối với Ankara.
Tuấn Anh
Nga - Ukraine đổ lỗi lẫn nhau, thêm nước NATO phản đối kết nạp Thụy Điển, Phần LanĐiện Kremlin tuyên bố Ukraine tỏ ra không sẵn sàng tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình, trong khi giới chức Kiev tố ngược Nga cản trở tiến triển trong quá trình thương lượng."> -
Cuốn sách tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền LươngCuốn sách là tâm huyết nghiên cứu của tác giả trong nhiều năm về khu phi quân sự ở đôi bờ giới tuyến, chia 2 phần chính:Sự thiết lập giới tuyến quân sự tạm thời và khu phi quân sự tại Vĩ tuyến 17 sau Hiệp định Geneve 1954 vàĐấu tranh Cách mạng ở khu phi quân sự - Vĩ tuyến 17 (1954-1967).
Sau lần in năm 2014, ở lần tái bản này, tác giả tiếp tục bổ sung thêm một số kết quả nghiên cứu mới để người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về bức tranh toàn cảnh của đôi bờ giới tuyến từ sau năm 1954.
Trong 21 năm đầy đau thương mà anh dũng ấy, ở đôi bờ Hiền Lương đã diễn ra cuộc đọ sức “không tiếng súng” nhưng không kém phần căng thẳng, quyết liệt trên nhiều lĩnh vực thậm chí đặc thù và “có một không hai” như đấu loa, đấu cờ, sơn cầu, công tác địch vận…
Vượt lên tất cả sự chống phá quyết liệt của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam của những người làm công tác bảo vệ giới tuyến cùng sự hậu thuẫn to lớn của nhân dân Vĩnh Linh nói riêng, cả nước nói chung và bè bạn quốc tế đã giành ưu thế trước chế độ thuộc địa kiểu mới của Mỹ ở bờ Nam.
Tác giả cho rằng, có nỗ lực tập hợp bao nhiêu thông tin đi chăng nữa cũng không thể diễn tả hết hiện thực sống động và tầm vóc lớn lao của cả dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước. Vẫn còn nhiều ẩn số tiếp tục cần giải mã và những sự kiện mà quân dân đôi bờ giới tuyến đã tạo ra trong thời kỳ 1954 - 1975.
PGS. TS Hoàng Chí Hiếu hiện là Phó Trưởng khoa phụ trách khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế. Ông chủ trì và tham gia đề tài khoa học các cấp, tác giả và đồng tác giả của 35 sách và giáo trình đại học, có gần 100 bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.
Các tác phẩm đã xuất bản của PGS. TS Hoàng Chí Hiếu: Đôi bờ giới tuyến, Khu phi quân sự - Vĩ tuyến 17, Cuộc chiến tranh công nghệ cao ở hàng rào điện tử Mcnamara...
"> -
Top xe sedan giá 1 tỷ tháng 8: Toyota Camry vẫn lép vế trước VinFast Lux A2.0Vinfast LuxA2.0 vẫn dẫn đầu với 849 chiếc được giao đến tay khách hàng. Tổng doanh số 8 tháng qua của LuxA2.0 đạt 3.683 xe.
Tại Việt Nam, VinFast LUX A2.0 có 3 phiên bản là Tiêu chuẩn, Nâng cao và Cao cấp. Giá bán tương ứng của 3 phiên bản này là 1,115, 1,206 và 1,358 tỷ đồng.
2. Toyota Camry: 208 xe
Trong tháng 8/2022, Toyota Camry có 208 xe được bán ra, giảm 16,5% so với tháng trước đó đạt 249 xe. Với kết quả nay, Toyota Camry vẫn "lép vế" trước đối thủ nhà Vinfast.
Lúy kế từ đầu năm đến nay, mẫu xe này đạt 3.221 xe được giao đến tay khách hàng.
Toyota Camry được phân phối trên thị trường với 4 phiên bản gồm 2.0G, 2.0Q, 2.5Q và 2.5HV. Giá bán của Toyota Camry 2022 dao động từ 1,05 - 1,441 tỷ đồng.
3. KIA K5: 104 xe
KIA K5 cũng ghi nhận sự sụt giảm doanh số trong tháng 8 dù vậy vị trí xếp hạng vẫn giữ nguyên. Theo đó, KIA K5 chỉ bán ra 104 xe, giảm 18 so với tháng trước đạt 122 xe.
Từ đầu năm đến nay, mẫu xe này đạt 1.301 xe được giao đến tay khách hàng. KIA K5 2022 có ba phiên bản bao gồm Luxury, Premium và GT-Line với giá bán từ 869 triệu đến 1,029 tỷ đồng.
4. Mazda6: 102 xe
Khác với các đối thủ, Mazda6 trong tháng 8 có sự tăng trưởng nhẹ nhờ được các đại lý mạnh tay giảm giá đến 60 triệu đồng.
Kết thúc tháng 8, mẫu xe này đạt 102 chiếc, tăng 17% so với tháng trước đạt 87 xe. Mẫu xe này tiếp tục xếp thứ 4 trong phân khúc sedan hạng D.
Mazda6 có tổng cộng 5 phiên bản là New 2.0L Luxury, New 2.0L Premium, New 2.5L Signature Premium, 2.0L Luxury và 2.5L Premium. Giá bán của Mazda6 dao động từ 829 triệu đồng đến 1,049 tỷ đồng.
5. Honda Accord: 9 xe
Honda Accord tiếp tục đứng cuối bảng xếp hạng. Tháng 8/2022 Honda Accord chỉ bán ra 9 xe, giảm 8 xe so với tháng trước đạt 17 xe. Mẫu xe này lọt vào top 10 xe bán ế nhất thị trường tháng qua.
Hiện nay, giá bán của Honda Accord vẫn ở mức cao, cụ thể là 1,319 tỷ đồng cho bản màu đen, ghi, bạc và 1,329 tỷ đồng với bản màu trắng.Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Thị trường sedan giá 1 tỷ: Xe hot bán “kèm lạc” vẫn đắt kháchTop 5 mẫu xe sedan tầm giá 1 tỷ trong tháng 6 duy chỉ có Toyota Camry tăng trưởng dù mẫu xe này tháng qua vẫn được đại lý bán bia kèm lạc gần cả trăm triệu đồng.">