Tương lai bất định
Cũng tại cuộc họp này, CEO Agrawal nhận được nhiều câu hỏi về kế hoạch của Musk đối với công ty, khả năng sa thải nhân viên cũng như lý do ban quản trị chấp nhận lời đề nghị “bán mình” này.
“Cho tới khi thương vụ này kết thúc, chúng ta không biết nền tảng sẽ phát triển theo hướng nào”, Agrawal cho biết, đồng thời khẳng định hiện không có bất kỳ kế hoạch sa thải nhân viên nào. Liên quan vụ việc của ông Donald Trump, CEO người Ấn cho biết câu hỏi này phải dành cho Elon Musk trả lời.
Bret Taylor, chủ tịch ban giám đốc, trấn an các nhân viên rằng thoả thuận với Musk đặt ưu tiên “tiếp tục hoạt động” của công ty cho tới khi thương vụ hoàn tất.
“Tôi tin rằng thương vụ này vẫn cho phép đội ngũ lãnh đạo dẫn dắt công ty tới thành công giữa khoảng thời gian ký kết và kết thúc giao dịch”, Taylor khẳng định.
Một số nhân viên công ty tỏ ra hào hứng với việc Twitter thuộc về sở hữu tư nhân, từ đó có cơ hội tốt hơn để cải thiện chất lượng dịch vụ thay vì một công ty đại chúng phục vụ lợi ích của các cổ đông. Họ thích ý tưởng loại bỏ các bot tự động độc hại và làm rõ ràng hơn về cách thức các thuật toán đề xuất hoạt động.
Trong khi đó, nhiều nhân viên của Twitter đang nhận thưởng thông qua cổ phiếu công ty, cũng bày tỏ băn khoăn về chế độ này trong thời gian tới. Tại buổi họp, cong ty chính thức thông báo chấm dứt việc thưởng cổ phần cho nhân viên vì Twitter đã thuộc về sở hữu tư nhân.
Thỏa thuận mua lại dự kiến sẽ kéo dài trong 6 tháng. Vào thời điểm đó, nhiều khả năng CEO Parag Agrawal sẽ rời công ty. Giám đốc điều hành gốc Ấn nói rằng không có kế hoạch sa thải nhân viên trong tương lai gần, nhưng bỏ ngỏ khả năng “đóng băng tuyển dụng”.
Trong trường hợp đó, việc tuyển dụng của công ty sẽ trở nên khó khăn hơn do Twitter không thể đưa ra các chế độ đã ngộ đủ tốt, đặc biệt là đối với hàng ngũ lãnh đạo và các nhóm đấu tranh ngăn chặn quấy rối trong nội bộ công ty.
Kinh doanh hay tự do ngôn luận?
“Twitter sinh ra để làm gì? Bất kỳ ai từng dẫn dắt nền tảng này lại có một câu trả lời khác nhau cho câu hỏi đó”, một cựu giám đốc điều hành của “Chim xanh” cho biết.
Đã có thời điểm, khi Jack Dorsey trở lại vị trí CEO và đưa sản phẩm công ty tập trung vào “điều đang xảy ra”. Trong khi đó, cựu CEO Anthony Noto lại cố gắng đưa Twitter trở thành điểm đến của các video trực tiếp. Gần đây nhất, Dorsey muốn đưa nền tảng này phục vụ những “cuộc nói chuyện lành mạnh” và phát triển theo hướng phi tập trung (người dùng có thể thiết lập nội dung mình muốn xem bằng cách lựa chọn thuật toán đề xuất thay vì theo sự kiểm soát của công ty).
Tại sự kiện TED, Musk nói rằng ông không quan tâm tới “khía cạnh kinh tế” của Twitter. Nhưng căn cứ vào cấu trúc thỏa thuận mua lại, CEO Tesla sẽ gặp sức ép tìm kiếm lợi nhuận bù đắp cho khoản đầu tư này.
Hơn 2/3 trong gói tài chính 46,5 tỷ USD là tiền cá nhân của Musk, số còn lại vay từ ngân hàng dựa trên thế chấp tài sản của Twitter. Điều này trái ngược với thông thường, khi phần lớn tài chính dùng để mua lại được đảm bảo bằng tài sản của công ty mục tiêu.
Không chỉ vậy, Musk đã thực hiện khoản vay ký quỹ trị giá 12,5 tỷ USD, được đảm bảo bằng số cổ phiếu của ông tại Tesla, để trả một phần số vốn chủ sở hữu 33,5 tỷ USD. Theo quy định, nếu giá cổ phiếu Tesla giảm 40%, tỷ phú gốc Nam Phi phải hoàn trả khoản vay.
Mọi thứ đang như đám mây mờ bao phủ tương lai Twitter, không chỉ là những vấn đề xung quanh nhân sự, chế độ đãi ngộ hay phương hướng phát triển của công ty, mà còn cả trải nghiệm người dùng sẽ ra sao, trong bối cảnh nền tảng này đang bị xâm chiếm bởi những kẻ quấy rối và các nội dung độc hại.
Vinh Ngô (Tổng hợp)
Những câu hỏi còn bỏ ngỏ của thương vụ Elon Musk mua Twitter
Ai sẽ điều hành Twitter sau khi Musk thâu tóm công ty? Musk sẽ nắm bao nhiêu quyền kiểm soát Twitter? Hoạt động của Tesla có bị ảnh hưởng hay không?
" alt="Twitter đối mặt tương lai bất định khi về tay tỷ phú Elon Musk"/>